Hiểu Thêm Về Tâm Lý Tặng Quà Cho Đối Phương (Phần 2)
4. Giúp đỡ kịp thời khi cần kíp
Khi ta gặp khó khăn, nhân sự hỗ trợ ít hay nhiều về tiền bạc sẽ luôn thấy vô cùng cảm động, đây được gọi là “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cần thì rất cần, nhưng cũng không nhất thiết phải tặng những món quà đắt tiền. Đối với người khát khô trên sa mạc mà nói, một túi vàng không bằng một bình nước, bình nước sẽ khiến họ cảm động biết ơn bạn từ đáy lòng.
Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei trong thời gian dài làm việc cho Đảng Tự Do, toàn bộ công việc của Đảng đều do dân chọn. Tuy nhiên, ông vẫn không quên cho người thăm hỏi gửi tiền đến các gia đình nghị sĩ không được chọn và khuyên họ đừng nản chí, lần sau làm lại từ đầu.
Đối với những nghị sĩ không được chọn mà nói, sự cổ vũ của Tanaka khiến họ vô cùng cảm kích, và việc gửi tiền thăm hỏi càng khiến họ cảm động hơn.
Từ đó về sau, người của Tanaka càng ngày càng đông, cuối cùng hình thành một phái gọi là “Phái Tanaka Kakuei”.
Nếu như lúc đó, Tanaka tặng cho những gia đình tham gia bầu chọn cùng một loại tặng phẩm hoặc cùng một số tiền như nhau thì tình hình đã khác rồi. Những tặng phẩm và số tiền đó chỉ như áo gấm thêu hoa, chẳng đặc biệt chút nào, càng không thể có được hiệu quả.
Khi người khác cần sự giúp đỡ, bạn xuất hiện trước mặt người đó cổ vũ và giúp đỡ, không những sẽ nhận được sự cảm kích của đối phương mà bạn còn xây dựng một hình tượng đẹp về con người trọng tình nghĩa.
Ví dụ, vào những dịp vui của bạn thân như kết hôn, dọn nhà, sinh con hoặc sinh nhật v..v.. bạn tặng quà để chúc mừng; Khi bạn thân hoặc người nhà bạn thân mất, bạn cũng nên dâng điếu viếng thăm; Vào các ngày nghỉ truyền thống trọng đại như Tết xuân, Nguyên tiêu, Đoan ngọ…nên tặng quà đến người già để thể hiện sự chúc mừng và kính lão; Gia đình bạn bè gặp phải chuyện không may, bạn thăm hỏi cho kịp thời, của ít lòng nhiều sẽ khiến tình cảm giữa bạn và họ thêm khăng khít.
5. Phải tặng quà ngay từ đầu
Khi vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh, mang một chút quà chúc mừng bạn thân đó là cơ hội tốt để tình bạn thêm gắn bó. Tránh việc “Chúc mừng muộn”. Nếu như bạn quên hoặc do không biết mà bỏ lỡ cơ hội thì bạn không cần tặng quà nữa, đợi sau này họ có việc gì đó bạn không quên nữa là được. Nếu như lúc đó bạn tặng quà sẽ khiến cho hai bên đều ngại. Đối phương mà nhận, dịp đó đã qua rồi, đối phương không nhận lại sợ bạn mất mặt. Lúc này món quà của bạn không dễ chiếm được tình cảm của đối phương. Cần tránh xảy ra trường hợp như vậy, bình thường có thể chuẩn bị một cuốn sổ ghi lại từng việc cần tặng quà, cần chúc mừng, cập nhật hàng ngày, khi đến dịp sẽ tránh cho bạn không ít đau đầu khó xử.
6. Cần giữ bí mật về quà tặng
Khi tặng quà cho đối phương, nếu có thể giữ được bí mật nhất định thì có thể tăng hiệu quả của việc tặng quà.
Nhà tâm lý học từng làm một thử nghiệm: Một nhóm sinh viên được thông báo, họ dự tiệc có cơ hội nhận được một nụ hôn, hơn nữa lại còn từ một minh tinh màn bạc nổi tiếng mà họ yêu thích nhất; Một nhóm khác lại được thông báo sau một tuần cũng sẽ nhận được một nụ hôn khiến ta hưng phấn như vậy. Kết quả chứng minh, độ thỏa mãn của nhóm sinh viên sau cao hơn nhóm trước, vì họ trong một tuần chờ đợi, mỗi ngày đều tưởng tượng vô cùng chân thực hình ảnh mình và minh tinh màn bạc mà mình yêu thích hôn nhau.
Nhưng khi tặng quà cho cấp dưới, nhân viên, người nhỏ tuổi hơn lại không cần phải bí mật, có thể báo trước cho họ biết, và có thể nói cho họ quà tặng cụ thể là gì, điều này sẽ làm tăng niềm vui của họ. Hơn nữa, khi niềm vui được tặng quà lan tỏa dần dần thì họ sẽ vui vẻ và nhiệt tình làm việc hơn và ấn tượng mà bạn để lại trong lòng họ ngày càng sâu đậm.
--> Xem thêm Hiểu Thêm Về Tâm Lý Tặng Quà Cho Đối Phương (Phần 1)
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!