Hiểu Thêm Về Tâm Lý Tặng Quà Cho Đối Phương (Phần 1)
1. Tặng quà theo sở thích của đối phương
Dịp lễ tết thường mỗi người sẽ nhận được một số món quà, và thường ghi lại tên người tặng quà và tên những món quà này để tham khảo khi tặng lại họ.
Lâu dần nhận thức ra rằng: Có thể quan sát được tình cảm, sở thích của những người này từ những món quà mà họ tặng đối phương. Nếu như đối phương tặng bạn rượu ngon, thực ra thể hiện người tặng quà cũng thích rượu; còn nếu là bộ pha trà nghệ thuật chứng tỏ họ là người thích trà đạo.
Thực tế đúng là như vậy, mỗi người khi chọn lựa một món quà, thường vô tình để lộ ra sở thích của bản thân. Tuy nhiên, điều cần chú ý là, bất luận là mức độ thích của bản thân người tặng đối với món quà đó như thế nào đều không thể chắc chắn người được tặng có thật sự thích nó hay không. Cho dù là tìm hiểu xem đối phương quan tâm đến điều gì để chọn mua tặng phẩm, có khi vẫn sẽ không nhận được hiệu quả cao. Do vậy, bản chất món quà mang đậm màu sắc sở thích cá nhân sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc tặng quà.
Tặng quà theo sở thích của bản thân sẽ làm mất ý nghĩa của việc tặng quà, chỉ có tặng những món quà mà đối phương cần, đồng thời có thể thực sự biểu đạt được thành ý của mình mới thực sự là “Tặng quà”.
2. Giá trị món quà cao hay thấp cần phù hợp
Khi nhận sự quan tâm hay ân huệ của người khác, để thể hiện lòng biết ơn, rất cần tặng quà để biểu đạt ý nghĩa đó. Tuy nhiên, việc tặng quà gây không ít khó xử cho nhiều người.
Có người rất thích giúp đỡ người khác, nhưng lại rất ngại nhận quà mà họ tặng. Vì có nhiều người chẳng giàu có gì nhưng lại tặng những món quà vô cùng giá trị, họ cho rằng mình chỉ đơn thuần là giúp đỡ do vậy cảm thấy ngại. Họ thường than rằng: “Thực sự không cần tặng món quà lớn như vậy”.
Có rất nhiều nghiên cứu về việc tặng quà. Giá cao luôn làm người tặng quà khó chấp nhận, giá thấp lại khó biểu đạt được thành ý của người tặng quà, đồng thời cũng làm người được tặng không coi là đúng. Trước dịp Quốc khánh, trước quầy bán đồ tặng phẩm nhiều trung tâm thương mại thường nghe thấy rất nhiều cặp vợ chồng thì thào bình luận với nhau những câu như thế này: “Món quà này liệu có thường quá không?”, “Tặng món quà đắt tiền như vậy cơ ah?”… Ngược lại, nhìn từ góc độ người nhận quà nếu nhận được món quà có giá trị quá thấp so với dự đoán của họ, có thể trong lòng họ nghĩ rằng người tặng quà “không lịch sự, không tôn trọng mình”, bực mình vì cảm thấy địa vị bản thân bị hạ thấp.
Do vậy, khi tặng quà nên nghĩ đến địa vị cao hay thấp của đối phương cũng như mối quan hệ thân sơ để lựa chọn quà tặng phù hợp.
3. Tặng quà cho người nhà của đối phương
Khi bộ phim Mỹ “E.T” được trình chiếu, tạo cơn sốt với xã hội lúc đó, có một anh nọ đến thăm nhà bạn và mua mô hình “E.T” tặng cho hai đứa con của bạn, kết quả là bọn trẻ rất vui mừng và thích thú, từ đó đặt luôn tên cho anh là “Bác E.T” mà mỗi lần đến đều được người trong nhà rất hoan nghênh.
Rất nhiều người gặp qua trường hợp như vậy, thậm chí chính bản thân đã từng trải qua.
Đôi khi tặng quà mà người được tặng thích, không hiệu quả bằng tặng món quà mà những người nhà họ thích, càng làm tăng thêm thiện cảm của đối phương dành cho bạn. Điều đặc biệt quan trọng là, giống như phương pháp tặng quà cho người nhà, có khi còn tạo sự chuyển biến tình cảm của bạn và đối phương, nhận được hiệu quả không ngờ.
Do đó, khi bạn và đối phương vì công việc mà nẩy sinh mâu thuẫn, nhưng người nhà của họ lại có thiện cảm với bạn từ việc tặng quà, thì luôn luôn có thể xây dựng tình cảm bạn bè ở mức thân thiết hơn giữa bạn và đối phương.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!